Cách sử dụng kính hiển vi bạn cần biết – THIẾT BỊ GIÁO DỤC THÁI DƯƠNG

Cách sử dụng kính hiển vi bạn cần biết

03/06/2024

Kính hiển vi là một thiết bị quang học dùng để phóng đại hình ảnh của các vật thể nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy rõ.Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sinh học, y học, vật lý, hóa học và nhiều ngành khoa học khác để quan sát và nghiên cứu cấu trúc vi mô của các mẫu vật

Kính hiển vi một mắt

Xem thêm 
 –  Kính hiển vi một mắt 

Kính hiển vi một mắt có màn hình

Các thành phần chính của Kính hiển vi

Độ phóng đại: Tối đa 1.600 lần

Thị kính: Gồm thị kính 10x và thị kính 16x

Vật kính: Cụm vật kính xoay 360 độ với mâm xoay chứa 4 vật kính: vật kính 4X; vật kính 10X; vật kính 40X; vật kính 100X (soi dầu)

Đầu kính: Đầu kính 1 mắt xoay 360 độ, góc nghiêng 30 độ

Bàn kính: Kích thước 120x120mm, phạm vi dịch chuyển 40mm x80mm

Hệ thống ốc điều chỉnh tiêu cự: Gồm 2 loại ốc chỉnh thô và chỉnh tinh đồng trục. Chức năng điều chỉnh thô và điều chỉnh tinh với độ chính xác 0,1mm giúp việc soi mẫu dễ dàng

Tụ quang: Tụ quang NA 1.25 có kèm lá chắn sáng điều chỉnh cường độ chiếu sáng tới mẫu vật. Có gương tụ sáng đường kính 50mm

Nguồn sáng phía trên: đèn led soi nổi dài 300mm xoay 360 độ, công suất 3W; có kèm nguồn DC3-5V giúp soi nổi vật thể như côn trùng, giấy, vải, tinh thể muối, đường, cát … với độ phóng đại từ 40 (ở vật kính 4X) -100 lần (ở vật kính 10X)

Nguồn sáng phía dưới: Đèn led hoặc halogen, điều chỉnh bằng biến trở, tuổi thọ trung bình 50.000 giờ

Kẹp tiêu bản di chuyển theo trục X-Y có tọa độ kèm theo, vùng điều chỉnh bàn di mẫu có độ chính xác 0,1mm, kẹp tiêu bản bằng nhôm

Nguồn điện: 100 – 240 AC.50/60Hz

Cấu tạo của Kính hiển vi gồm

Hệ thống giá đỡ gồm: Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.

Hệ thống phóng đại gồm:

Thị kính là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn

Vật kính là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x10

Hệ thống chiếu sáng gồm:

Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát.

Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

Hệ thống điều chỉnh:

Ốc vĩ cấp

Ốc vi cấp

Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống

Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

Núm điều chỉnh màn chắn

Kính hiển vi

Cách sử dụng Kính hiển vi

Sử dụng kính hiển vi đòi hỏi phải tuân thủ một số bước cụ thể để đảm bảo quan sát được mẫu vật một cách rõ ràng và tránh làm hỏng thiết bị. Sau đây là một số bước cơ bản để sử dụng

– Kết nối kính hiển vi một mắt với nguồn điện và bật công tắc đèn ở phần chân đế

– Đưa mẫu vật vào vị trí trung tâm bàn kính, dùng kẹp để giữ mẫu vật, điều chỉnh vị trí của mẫu vật và bàn kính để tiện cho việc quan sát

– Nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100

– Dùng mắt quan sát và chọn vật kính thích hợp. Điều chỉnh khả năng thu phóng thích hợp

– Chỉnh tiêu điểm nên dùng vật kính 10X để chỉnh, xoay núm chỉnh thô trước để đặt đúng khoảng cách, sau đó dùng núm chỉnh tinh để lấy lại ảnh rõ nét

– Sau đó nên vặn núm cố định tiêu điểm ở trên thân kính cho đến khi nó chạm vào thanh hướng dẫn bàn kính

– Khoảng cách chính xác để chỉnh tiêu điểm

– Chỉnh khoảng cách giữa hai đồng tử: để có thể quan sát thấy một ảnh trùng nhau giữa hai mắt

– Sau khi chỉnh xong ghi nhớ khoảng cách đã được chia vạch trên kính, để lần sau sử dụng nhanh chóng

– Chỉnh độ Diopt: Nhìn vào thị kính (với mắt phải) chỉnh tiêu điểm cho đến khi rõ nét

– Sau đó dùng mắt trái nhìn vào thị kính bên trái và chỉnh vòng diopt trên mắt trái cho đến khi quan sát rõ ảnh.

– Chuyển đến vật kính có độ phóng đại đúng theo yêu cầu sử dụng

– Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính 10X hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính 40X để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính 100X.

– Chỉnh màng chắn sang: trên màn chắn sáng có khắc vị trí tương ứng với độ phóng đại 4X, 10X, 40X và 100X chọn vị trí thích hợp theo vật kính sử dụng

– Hạ vật kính sát vào tiêu bản

– Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét

Ứng dụng của kính hiển vi:

– Y học: Chẩn đoán bệnh thông qua việc quan sát mẫu mô, tế bào, và vi khuẩn.

– Sinh học: Nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tế bào, vi sinh vật, và các sinh vật nhỏ khác.

– Khoa học vật liệu: Quan sát và phân tích cấu trúc vật liệu ở cấp độ vi mô.

– Hóa học: Nghiên cứu phản ứng hóa học và cấu trúc phân tử

Cách bảo quản Kính hiển vi:

Bảo quản kính hiển vi đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và có tuổi thọ lâu dài.Sau đây là bước cơ bản để bảo quản kính hiển vi

– Vệ sinh sau khi sử dụng

– Bảo quản trong điều kiện môi trường tốt

– Che phủ kính hiển vi khi không sử dụng

– Kiểm tra định kỳ

– Bảo quản đúng cách

Trên đây là một số cách sử dụng Kính hiển vi bạn cần biết , mọi thắc mắc xin liên hệ qua 0961698680 để được hỗ trợ, hướng dẫn một cách cụ thể

Công Ty TNHH TM&SX Thiết bị Giáo dục Thái Dương chuyên cung cấp thiết bị dạy học, thiết bị phòng thí nghiệm, hóa chất thí nghiệm, tiêu hủy hóa chất hết hạn sử dụng các thiết bị chất lượng cao phục vụ trong ngành giáo dục tiên tiến uy tín và lớn nhất trên thị trường hiện nay.

Hotline : 0961698680- 0966191910

Website: thietbigiaoducthaiduong.com

 

 

 

 


Hotline: 0966191910
Zalo: 0961698680